So sánh sản phẩm

TÌM HIỂU VẬT LIỆU GỖ

TÌM HIỂU VẬT LIỆU GỖ

TÌM HIỂU VẬT LIỆU GỖ



Bạn đang phân vân giữa chất liệu gỗ tự nhiên gỗ công nghiệp, không biết nên chọn loại nào để thi công nội thất cho ngôi nhà của mình. Scom xin giới thiệu tới quý khách hàng các đặc tính của những loại gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp được dùng phổ biến trong thiết kế đồ nội thất hiện nay.
 
  
                                                            Gỗ tự nhiên                                                                                                                                     Gỗ công nghiệp
I/ GỖ TỰ NGHIÊN
* Màu sắc đa dạng:

Sự khác nhau về điều kiện khí hậu, thời tiết, môi trường sống, loại đất trồng, nơi cây lấy gỗ sinh trưởng là lý do cho sự khác biệt và đa dạng về màu sắc của gỗ giữa các cây gỗ dù cùng loại hay các phần khác nhau của cây. Sự tác động tự nhiên này mang đến cho các sản phẩm nội thất của chúng ta không phải chỉ là các khuyết điểm, mà chính sự khác nhau đó mang lại vẻ đẹp riêng biệt trên từng thớ gỗ mà không một loại vật liệu nào có thể thay thế. Gỗ đặc tự nhiên có khả năng giữ màu tốt dưới tác động của độ ẩm và của tia cực tím (tử ngoại) UV.
 
   
                                                           Gỗ xoan đào                                                                                                                                   Gỗ sồi trắng
 
* Cách nhận biêt:
Mẫu mã: sản phẩm làm từ gỗ tự nhiên luôn đa dạng về mẫu mã. Những sản phẩm làm từ gỗ tự nhiên thường được chạm khắc những đường nét và hoa văn rất tinh xảo, giúp tăng thêm vẻ đẹp và sự sang trọng cho sản phẩm. Hoa văn và hình khối được chạm trổ không đều, tùy theo ý tưởng của nghệ nhân mà có chỗ nông, chỗ sâu. Tuy nhiên, hiện nay nhiều sản phẩm được làm từ gỗ tự nhiên được chạm khắc công nghiệp nên các hoa văn và hình khối đồng đều nhau, bạn cần cẩn thận khi xem xét điểm này.
Kết cấu phần đầu gỗ: bạn có thể quan sát kết cấu phần đầu gỗ để biết đó có phải là gỗ tự nhiên không. Gỗ tự nhiên bao giờ cũng có vân gỗ chạy từ mặt trước đến mặt hông và đi ra mặt phía sau của sản phẩm, tạo thành một khối thống nhất với nhau. Đồng thời, các vân gỗ cũng có sự đan xen một cách hài hoà.

  
 
* Bề mặt gỗ tự nhiên:
Gỗ đặc là nguyên liệu tự nhiên (nguyên liệu sống) vì vậy nó sẽ bị ảnh hưởng khi khí hậu và thời tiết thay đổi (nhiệt độ và độ ẩm), thông thường gỗ tự nhiên sẽ có sự giãn nở khi có sự thay đổi do đó có thể gây ra tình trạng xuất hiện các vết nứt, hầu hết các vết nứt sẽ biến mất theo thời gian nhưng trong những tháng đầu tiên có thể xảy ra tình trạng này khi gặp môi trường khắc nghiệt (độ ẩm và nóng lên xuống đột ngột). Các chuyên gia nội thất khuyến cáo khi sử dụng sản phẩm nội thất gỗ tự nhiên không nên để các sản phẩm dưới trực tiếp ánh mặt trời, nước mưa, gần các nguồn sinh nhiệt, vị trí máy điều hòa ….
 
  
 
* Các mắt gỗ:
Các mắt gỗ trên bề mặt gỗ tự nhiên là kết quả tự nhiên của các nhánh gỗ, mắt gỗ trên bề mặt thể hiện một vẻ đẹp tự nhiên. Do đó không phải có mắt gỗ trên bề mặt là xấu mà nó còn làm cho sản phẩm có sự đặc biệt và thẩm mỹ hơn. Các mắt gỗ thường được xử lý trám trét kỹ lưỡng để các mắt gỗ là những điểm nổi bật mang đến phong cách riêng cho sản phẩm nội thất.
  
 
* Nhược điểm:
  • Giá thành cao : Gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm, hiện nay hầu hết gỗ tự nhiên được nhập khẩu, vì vậy giá gỗ khá cao, chi phí gia công chế tác gỗ tự nhiên cao vì phải làm thủ công nhiều, không thể sản xuất hàng loạt như gỗ công nghiệp nên giá thành của sản phẩm gỗ tự nhiên luôn cao hơn khá nhiều so với gỗ công nghiệp.
  • Cong vênh, co ngót : Khi người thợ thi công nội thất nếu không có tay nghề cao, và không làm trong môi trường sản xuất nội thất chuyên nghiệp thì rất dễ làm ra một sản phẩm không đạt tiêu chuẩn và hiện tượng cong vênh, co ngót sẽ xảy ra nhất là với phần cánh cửa, cánh tủ …hầu hết các lỗi để đồ nội thất có tình trạng cong vênh là do người thợ bố trí kích thước không hợp lý, gép mộng không đúng kỹ thuật, tuy ban đầu có thể không xuất hiện, hiện tượng cong vênh nhưng sau một thời gian sử dụng sẽ dẫn đến tình trạng các cánh bị vênh hoặc cong và không đóng được cánh tủ.
  • Màu sắc: Đa phần các sản phẩm từ gỗ tự nhiên đều có màu tự nhiên của loại gỗ đó, do đó mà việc phối hợp các loại sản phẩm gỗ tự nhiên với không gian cần phải suy nghĩ kỹ.
* Ưu điểm:
  • Bền theo thời gian: Vật liệu gỗ tự nhiên thường có độ bền cao, một số loại gỗ thuộc dạng quý hiếm như Pơ mu, Giáng Hương, Đinh Hương, Gụ, Trắc …còn gia tăng giá trị gỗ theo thời gian sử dụng
  • Bền với nước : Ưu điểm nổi bật của gỗ tự nhiên là có độ bên cao khi tiếp xúc với nước, tất nhiên phải được tẩm sấy, sơn bả kỹ không hở mộng. Sản phẩm không thấm nước nên bạn không cần quá lo lắng khi có lỡ làm đổ nước vào sản phẩm.
  • Chắc chắn : Như đã nói ở trên thì sự chắc chắn của gỗ tự nhiên rất cao cho dù bạn chọn loại gỗ gì đi chăng nữa, so với gỗ công nghiệp thì gỗ tự nhiên chắc chắn và có độ dẻo dai hơn
  • Đẹp: Gỗ tự nhiên mang vẻ đẹp của tự nhiên, những hình vân gỗ là nét đặc trưng của mỗi loại gỗ , không có hai loại gỗ có vân giống nhau, cho nên từ xưa những người am hiểu về gỗ có thể nhìn vân gỗ để nhận diện loại gỗ, giống như vân tay của con người vậy . Tuỳ vào sở thích của mỗi người mà chọn loại vân gỗ, màu sắc sơn phù hợp . Thông thường người ta thường sơn màu cánh gián, màu nâu vàng nhạt đậm tùy sở thích mỗi người, hoặc cũng có thể giữ màu tự nhiên của gỗ…
  • Thẩm mỹ, họa tiết : Gỗ tự nhiên có nhiều kích thước khác nhau tạo nên sự phong phú, với gỗ tự nhiên thì người thợ có thể chế tạo ra những họa tiết, kết cấu mang tính mỹ thuật , điều này thường không làm được ở gỗ công nghiệp vì gỗ công nghiệp được sản xuât theo tấm có độ dày cố định và giới hạn, mà không thể ghép những tấm gỗ vào với nhau được như gỗ tự nhiên.
  • Phong cách: Cổ điển, ấm cúng, sang trọng.
* Cách chăm sóc, bảo quản sử dụng các sản phẩm gỗ tự nhiên:
Của bền tại người, do vậy việc chăm sóc, bảo quản tốt các sản phẩm nội thất gỗ tự nhiên là rất quan trọng, chính điều này mới góp phần cho sự bền lâu của sản phẩm, Scom sẽ đưa ra các hướng dẫn dưới đây giúp các bạn giảm thiểu những hư hại có thể xảy ra đối với đồ nội thất gỗ tự nhiên trong gia đình mình:
  • Lau sạch ngay bằng khăn lau ẩm khi đồ ăn, thức uống, chất lỏng (café, nước mắm, hóa chất …) bị đổ trên sản phẩm để tránh bị các vết ố để lại trên sản phẩm.
  • Trên bề mặt gỗ nếu có thể nên dùng các đế lót ly, khăn trải bàn để khi đặt các ly nước nóng hoặc nước lạnh không làm ảnh hưởng đến bề mặt gỗ, vì nó có thể để lại các vân đáy cốc trên bề mặt của sản phẩm. Phải chú ý khi đặt các đồ quá nóng hay quá lạnh trên bề mặt để phòng tránh trước.
  • Không nên kéo lê bàn, ghế, đồ nội thất trên mặt sàn, cố gắng nhấc đồ nội thất lên khi muốn di chuyển.
  • Lưu ý tới các đồ vật như dao kéo, các vật có góc cạnh sắc, bề mặt nhọn, nhám để tránh trầy xước bề mặt sản phẩm.
  • Lưu ý không dùng các chất hóa học, chất tẩy rửa trên bề mặt sản phẩm, nếu bề mặt sản phẩm bị dính các hoá chất tẩy rửa này có thể để lại các vết ố không thể xử lý được.
II/ GỖ CÔNG NGHIỆP
* Cách nhận biết:

Mẫu mã: nội thất gỗ công nghiệp khá đơn điệu về mẫu mã, nhưng lại đa dạng về màu sắc. Do đặc tính không thể chạm trổ của gỗ công nghiệp mà các sản phẩm từ gỗ công nghiệp thường có thiết kế đơn giản và hoa văn dạng khối đơn sơ.
  
 
Kết cấu phần đầu gỗ: do tránh cho tình trạng bị lở, bong tróc nên các thợ thủ công thường tạo một lớp keo và bột ở phần đầu gỗ. Do đó, vân gỗ sẽ không thể nối liền với mặt hông, mặt sau nên không thể tạo thành một khối đồng nhất được.

 
Hiện nay, có ba loại gỗ công nghiệp phổ biến, thường được sử dụng trong sản xuất nội thất là MDF, Okal và ván ép. Trong đó, gỗ MDF có chất lượng tốt nhất.

* Nhược điểm:
  • Độ bền : Nếu so sánh về độ bền giữa đồ nội thất làm bằng gỗ công nghiệp thì không được bền bằng gỗ tự nhiên nhưng ngày nay khác với thời xưa đồ nội thất có thể thay đổi hàng năm hoặc một vài năm theo model tùy theo điều kiện kinh tế của từng người, độ bền của gỗ công nghiệp thường hơn 10 năm, nếu được sản xuất tại các cơ sở sản xuất uy tín, chuyên nghiệp, đội ngũ thợ tay nghề cao.  Sản phẩm dễ thấm nước nên bạn cần cẩn thận khi sử dụng.
  • Họa tiết, đường soi: Do đặc điểm cơ lý của gỗ công nghiệp và sự liên kết của gỗ do đó mà ta không thể sản xuất được chi tiết mỹ thuật như gỗ tự nhiên (đường soi, họa tiết, hoa văn…).
* Ưu điểm:
  • Giá thành:  Gia công gỗ công nghiệp thường đơn giản hơn gỗ tự nhiên, chi phí nhân công ít, có thể sản xuất ngay không cần phải qua giai đoạn tẩm sấy, lựa chọn gỗ như gỗ tự nhiên, giá phôi gỗ rẻ hơn, vì vậy gỗ công nghiệp thường rẻ hơn nhiều so với gỗ tự nhiên. Mức chênh lệch giá tùy thuộc từng loại gỗ khác nhau.
  • Cong vênh: Gỗ công nghiệp có đặc điểm ưu việt là không cong vênh, không co ngót. Có thể làm cánh phẳng và sơn các màu khác nhau, với phong cách nội thất hiện đại, trẻ trung gỗ công nghiệp là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay.
  • Thời gian thi công, sản xuất: Như trên đã đề cập đến thì gỗ công nghiệp thời gian thi công nhanh hơn gỗ tự nhiên, có thể sản xuất hàng loạt vì phôi gỗ thường đã có sẵn, theo dạng tấm nên thợ chỉ việc cắt, ghép, dán, không mất công trong việc xẻ gỗ, bào và gia công bề mặt đánh giấy ráp…
  • Phong cách: Phong cách hiện đại, trẻ trung, công năng sử dụng cao.
   

Gỗ công nghiệp được chia ra thành nhiều loại khác nhau, và đối với khách hàng, nếu không chú ý, thì khó mà phân biệt các loại gỗ công nghiệp bởi chúng được sử dụng trong những mục đích và hoàn cảnh khác nhau.
Sau đây scom xin giới thiệu với quý khách hàng cách phân biệt những loại gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay.

 
Hình ảnh chi tiết:
 
  
                                                                   Ván gỗ MDF                                                                                                                       Ván gỗ PB ( ván dăm)
 
  
                                                                    Ván gỗ HDF                                                                                                                Ván gỗ Plywood (ván ép)
 
Sưu tầm và biên soạn: Diễm Ny
 
Hãy để những kiến trúc sư SCOM tư vấn cho bạn. Thông tin chi tiết liên hệ:

 
Tags:,

Chia Sẻ :

Tin cùng danh mục